Như chúng ta đã biết, các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những nước có nền phong kiến lâu dài, và kéo theo đó là những kỳ thi, những kỳ thi đầy áp lực và căng thẳng mà chúng ta đã từng xem qua phim ảnh cũng như được chứng nghiệm thực tế khi đến tham quan các nước bạn. Vậy những kỳ thi của các nước Đông Á xung quanh chúng ta như thế nào, có khác gì với Việt Nam hay không, áp lực về kỳ thi có nhiều như ở Việt nam?. Bài viết này, gia sư Huế sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin mà gia sư Huế đã sưu tầm được. Đây là những thông tin rất bổ ích cho các bạn đang có ý định đi du học ở các nước quanh chúng ta.

   Như chúng ta đã biết, những nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore luôn là những nước đứng đầu về khả năng Toán học và khoa học, xếp trong 11 vị trí đầu tiên trên thế giới theo đánh giá từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Vậy để có được kết quả cao như vậy, các quốc gia châu Á hay cụ thể hơn là các học sinh trong các quốc gia đó đã trải qua một nền giáo dục như thế nào? Chúng ta cùng đi qua từng nước để cảm nhận các kỳ thi quan trọng mà các học sinh đã trải qua nhé.

Đầu tiên chúng ta nói đến Trung quốc:

Trung Quốc là nước có dân số có số dân đông nhất thế giới, và vì vậy các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học ở Trung Quốc cũng diễn ra cạnh tranh không kém. Kỳ thi tuyển sinh ĐH ở TQ gọi là gaokao, đây là kỳ thi được thế giới đánh giá là khó nhất. Kỳ thi diễn ra trong 3 ngày, và thời lượng kỳ thi kéo dài 9 tiếng. Áp lực của các học sinh khi tham gia kỳ thi này là rất khủng khiếp. Có những em phải truyền dịch vì kiệt sức trong kỳ thi. Phụ huynh học sinh phải đặt phòng khách sạn gần điểm thi rất sớm và phụ huynh tuy không tham gia kỳ thi nhưng vẫn theo con và ngồi hồi hộp ở bên ngoài điểm thi. Chính phủ cho chặn xe trên các con đường xung quanh điểm thi vào các ngày diễn ra kỳ thi để tránh tiếng ồn, ảnh hưởng đến sự tập trung của các em. Một số bạn nữ đến ngày đèn đỏ cũng phải dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh.

Theo thống kê, số ứng viên dự thi rất đông, tuy nhiên số đậu được vào các trường đại học cũng rất ít, cụ thể 2% học sinh tham gia kỳ thi trúng tuyển vào 38 trường đứng đầu ở Trung quốc, 0,5% đậu vào trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa. Đây là 2 ngôi trường được xem như Havard của Mỹ.

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, việc tổ chức các kỳ thi đầy căng thẳng như vậy sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo của học sinh, cách đánh giá dựa trên các kỳ thi tương đối phiến diện. Học sinh các cấp học dành thời gian cho việc nhồi nhét kiến thức quá nhiều và phần học thuộc lòng rất nặng.

Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung quốc
Gia sư Huế – Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung quốc

Hong Kong

Học sinh ở Hong Kong cũng được kỳ vong cao của cha mẹ ngay từ khi còn rất nhỏ. Việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học của các em cũng được chuẩn bị từ khi còn rất bé.

Từ khi bé 9 tuổi đã phải tham gia kỳ thi TSA, đây là kỳ thi đánh giá khả năng Tiếng Anh, Tiếng Trung và Toán. Kết quả của kỳ thi sẽ dùng để xếp hạng học sinh vào các trường.

Sự bức xúc và áp lực của các kỳ thi đã dẫn đến sự việc vào năm 2015, hàng nghìn phụ huynh ký đơn kiến nghị trên Facebook đề xuất chính phủ bỏ kỳ thi, và chính phủ cũng đã phải nhìn nhận lại nền giáo dục.

Ngay từ khi còn bé, trẻ ở HongKong đã phải tham gia kỳ phỏng vấn để vào mẫu giáo, nhà trẻ. Và từ đấy, các kỳ thi và các cuộc phỏng vấn luôn song hành cùng các em cho đến khi vào đại học. Theo các báo cáo, 88% phụ huynh ở Hongkong đã và đang chi tiền cho việc học thêm hoặc gia sư tại nhà cho con. Ở Trung quốc là 93% và toàn cầu là 63%.

Cha mẹ ở HongKong phải từ bỏ các sở thích, niềm vui của cá nhân để đầu tư cho con học tập. 37% đã phải từ bỏ các hoạt động giải trí.

Năm 2017, kỳ thi tuyển sinh của Đại học Hồng Kông có 50.000 thí sinh tham dự và 10.062 sĩ tử vượt qua được cánh cổng cao của ĐH Hồng Kông với tỷ lệ chọi là 1 : 5.

Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Hồng Kong
Dạy kèm Huế – Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Hồng Kong

Đảo quốc Singapore

Vậy ở đảo quốc Singapore, nơi có nền giáo dục trong top thế giới, việc diễn ra các kỳ thi để xét tuyển vào đại học có tốt hơn?

Theo các báo cáo mà Trung tâm gia sư Huế sưu tầm được về kỳ thi tuyển sinh Đại học vào ĐH Quốc gia Singapore, đây được xem là ngôi trường mà bất cứ sĩ tử nào cũng một lần đặt chân vào, ĐH QG Singapore được xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế thới của Times Higher Edu 2018. Số lượng hồ sơ nộp vào là 28.000 và chỉ khoảng 25% trong số đó, tức là khoảng 7000 sinh viên được trúng tuyển.

Trung tâm gia sư Huế - Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Singapore
Trung tâm gia sư Huế – Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Singapore

Trẻ em ở Singapore, sau 6 năm học sẽ tham gia kỳ thi đầu tiên là kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (PSLE). Sau kỳ thi này, các em sẽ được phân loại vào 3 nhóm, nhóm có kết quả cao sẽ được tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH sau khi tốt nghiệp trung học, nhóm có kết quả thấp nhất sẽ được cho đi học đào tạo nghề. Và hệ quả tất yếu, bất cứ phụ huynh nào cũng đều mong cho con mình vào nhóm đầu dựa vào nguồn lực tài chính và mối quan hệ xẽ hội vì tương lai của con.

Theo thống kê, học sinh 15 tuổi ở Sin dành 9 tiếng/tuần để làm bài tập ở nhà, con số này gấp đôi con số trung bình chung của thế giới.

Và theo chính phủ nước này, các quyết sách vẫn cần được nghiên cứu và bổ sung để giảm sự căng thẳng và áp lực lo âu cho các em. Năm 2021, Singapore dự kiến sẽ kết thúc hệ thống tính điểm nhằm so sánh kết quả học tập của các học sinh và dừng công bố tên thủ khao của tất cả kỳ thi quốc gia từ năm 2012.

Trong phần tiếp theo, gia sư Huế sẽ giới thiệu tiếp về kỳ thi tuyển sinh ở 2 quốc gia được xem nằm top của châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất mong các bạn đón đọc.

Tin bài: Gia sư Huế

Đọc thêm các bài viết khác tại: https://giasugioihue.com/tin-tuc