Một thực trạng hiện nay mà Việt Nam đang gặp phải, đó là việc các du học sinh sau khi đi du học thì không quay trở về phục vụ cho quê hương. Đây là một thực trạng đáng báo động, liệu Việt Nam đã có chính sách thu hút hiền tài thật sự hiệu quả chưa?

Thực trạng du học sinh được đi học tập ở các nước phát triển trên thế giới và không trở về phục vụ cho tổ quốc không phải là một câu chuyện mới đây mà nó đã có từ bao năm qua. Và đến thời điểm này, khi một câu chuyện đáng buồn được biết đến qua các mặt báo đó là 12 trên 13 nhà vô địch Olympia sau khi đạt được học bổng đi du học và sau khi hoàn thành xong khóa học đều mong muốn được ở lại làm việc ở nước ngoài được dư luận đặc biệt quan tâm, chú ý và một câu hỏi được dư luận đặt ra liệu chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam đã có hiệu quả như thế nào?

Du học sinh không quay về phục vụ tổ quốc? Tại sao?

Sau quá trình học tập và tu nghiệp ở nước ngoài, các du học sinh luôn nhận thức rõ một điều là môi trường tốt nhất để tận dụng những gì đã học được và xa hơn là phát triển bản thân là ở lại chứ không quay trở về. Một vấn đề khác mà luôn được những người lao động trí thức chú ý, đó là chính sách lương, trợ cấp của nước ngoài có khác biết rất xa so với các công ty, tập đoàn ở Việt Nam.

Từ lâu các nước phát triển như chúng ta biết luôn có chính sách thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới trong đó có các nước rất chú trọng vào công tác này như Mỹ, Singapore, Úc…

gia-su-gioi-hue-du-hoc-sinh
Ảnh minh họa

Theo gia su gioi hue được biết, ở Singapore, được xem là quốc gia có các chính sách thu hút nhân tài bài bản và kỹ lưỡng nhất trên thế giới, họ xem việc thu hút được nhân tài từ các quốc gia là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Ông Lý Quang Diệu, một trong những vị thủ tướng tài ba của Singapore từng khẳng định “nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế”. Nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho những người tài được đưa ra nhưu cấp phép định cư lâu dài, trả lương và trợ cấp cao hơn cho du học sinh ưu tú, cho người thân định cư cùng… đã được chính phủ Singapore áp dụng một cách quyết liệt đã tạo ra một đất nước Singapore phát triển về kinh tế một cách vượt bậc như bây giờ.

Hay như ở Mỹ, ngay từ đầu những năm của cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã mở cửa và chào đón rất nhiều các nhà bác học, khoa học tài năng từ khắp nơi trên thế giới hội tụ về với những chính sách đặc biệt và đã dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”, những người có tài và không được trọng dụng ồ ạt đổ về Hoa Kỳ.

Với những chính sách ưu đãi đặc biệt như vậy, thử hỏi có du học sinh nào lại không thích, không muốn ở lại.

Nhìn lại về đất nước Việt Nam chúng ta, từ xa xưa, Thân Nhân Trung – Tiến sĩ thời nhà Lê đã từng có nhận định rất nổi tiếng mà ai trong chúng ta cũng biết và được truyền lại cho hậu thế “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ông khẳng định một cái mạnh mẽ về vai trò của người tài đối với sự hưng thịnh của một quốc gia, vì vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài.

Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ, chưa nói đến việc thu hút nhân tài ở ngoài nước, ngay đến những nhân tài ở trong nước, họ muốn cống hiến, muốn phục vụ cho tổ quốc cũng là điều rất khó khăn. Thực tế, Việt Nam đã có chính sách và điều kiện cho người tài năng phát triển hay chưa hay có chăng vẫn kèm theo nhiều thủ tục rườm rà, câu nệ.

Sinh viên ra trường, mặc dù xếp loại tốt nghiệp giỏi hay xuất sắc cũng chưa chắc đã có việc để làm, thay vào đó vẫn phải chạy vạy khắp nơi để xin việc.

Gần đây, cũng có một câu chuyện nổi trội trên các mặt báo cũng đề cập về vấn đề này. Anh La Văn Ngọ – thủ khoa tốt nghiệp Đại học GTVT năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đi tìm việc làm. Và có mấy ai được may mắn như anh Ngọ khi được Bộ trưởng Đinh La Thăng trực tiếp ký quyết định nhận về làm.

Một vấn đề cũng đáng phải đề cập đó là “tiền lương”, liệu những tri thức trẻ đã được trả lương xứng đáng với lượng chất xám mà mình đã bỏ ra hay không?

Có thể kết luận rằng, không phải người tài không muốn quay về phục vụ và cống hiến cho đất nước, cho quê hương mà giữa lý thuyết và thực tế còn một khoảng cách rất xa. 

gia su gioi hue